Thành cổ Hóa Châu xã Quảng An

Sau 10 năm phát hiện thành cổ Hóa Châu (TT-Huế) đang bị vùi lấp xuống dưới lòng đất và chịu sự tàn phá nghiêm trọng. Lãnh đạo xã Quảng An cũng chưa biết phải làm gì đối với di tích vì không có kinh phí. Năm 1997, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Lịch sử & Cách mạng Thừa Thiên – Huế, Sở Văn hóa thông tin (VH&TT) tiến hành khai quật và phát hiện thành cổ Hóa Châu (Quảng An, Quảng Điền, TT – Huế).
Sau 10 năm phát hiện thành cổ Hóa Châu (TT-Huế) đang bị vùi lấp xuống dưới lòng đất và chịu sự tàn phá nghiêm trọng. Lãnh đạo xã Quảng An cũng chưa biết phải làm gì đối với di tích vì không có kinh phí.Năm 1997, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Lịch sử & Cách mạng Thừa Thiên – Huế, Sở Văn hóa thông tin (VH&TT) tiến hành khai quật và phát hiện thành cổ Hóa Châu (Quảng An, Quảng Điền, TT – Huế).

Sau khi khai quật thí điểm ba hố với diện tích 200 m2 ở nội thành Hóa Châu, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều hiện vật thuộc ba tầng văn hóa là Champa, Trần – Lê và Nguyễn.

Ngay lập tức, khu vực này được dựng cột mốc bằng bê tông để đánh dấu ranh giới. Vậy nhưng, hiện nay khu vực này một phần đã thành ruộng trồng lúa, trồng rau muống và phần còn lại như… ao làng. Cột mốc bằng bê tông cách đây 10 năm cũng bị xê dịch.

Theo đánh giá của các nhàkhảo cổ thì toàn bộ di vật của thành cổ hiện đang nằm trong lòng đất ở độ sâu chừng 2m. “Khu phía nội thành hiện nay đều trở thành ruộng hết rồi.

Người dân còn lấn chiếm cả đất để xây dựng nhà cửa. Chúng tôi cũng đã có ý kiến chỉ đạo nghiêm cấm việc này” – Chủ tịch HĐND xã Đào Lý cho biết. Ông cũng tỏ ra rất lo ngại nếu sau này có dự án quy hoạch lại toàn bộ khu vực với diện tích gần 2km2 này thật không dễ dàng.

Bên cạnh nội thành, dãy thành quách bằng đất bao quanh cũng đang bị xâm phạm nghiêm trọng.

Dù đã được chính quyền địa phương cảnh báo việc chôn cất mồ mả trên thành sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến việc bảo tồn các hiện vật còn sót lại và việc quy hoạch chúng trong tương lai nhưng ông Phan Viết Toan – Trưởng ban Văn hóa xã cho hay: “Người dân rất thích được chôn người chết ở khu vực này vì họ cho rằng đây là nơi mà các vua quan đã sinh sống nên chôn ở đây con cháu sẽ được hưởng phúc đức. Hơn nữa thành đất này lại cao hơn hẳn các vùng lân cận vốn vẫn hay ngập lụt vào mùa mưa”.

Cũng trên thành đất này, các cột đá to với chiều dài hơn 1m có các chữ viết, chạm khắc thời Champa cũng đang nằm phơi sương, tắm nắng đến độ chữ còn chữ mất. Một số cột đá bị cây cối bao phủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *