Phát triển trồng cây Nưa xã Quảng Thọ

Xã Quảng Thọ là một vùng đất khá màu mỡ của huyện Quảng Điền, rất thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp; trong đó có một số cây trồng đặc sản của địa phương, như cây Nưa, hiện nay toàn xã đưa vào trồng 5 ha Nưa. Cây Nưa trên địa bàn xã Quảng Thọ đã có từ rất lâu, là món ăn khoái khẩu của người nhiều người dân. Tuy nhiên cũng chỉ hạn hẹp trong vùng, chưa vươn xa được chỉ vì chưa có thương hiệu.

Nưa là cây trồng truyền thống của người dân xã Quảng Thọ, Cây Nưa trên đất Quảng Thọ không biết có từ bao giờ. Trước đây người dân nơi đây xem nưa là cây lương thực số một chống đói vào mùa mưa lũ. Trong vô số các thứ đặc sản của địa phương, cây Nưa là cây đặc sản độc quyền của vùng Bắc Miền Trung kể từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế. Nưa từ ngày xửa ngày xưa đã là món ăn mang đậm hương vị quê nhà, mà không chỉ có thế, nó là thứ cây gắn với bao nhiêu thế hệ người dân nghèo, là cây cứu đói một thời xa vắng… Ở Huế, trong muôn vàn cây trái ven sông Bồ, cây Nưa rất lạ bởi cái tính gần gũi với người nông dân nghèo, song lại nó lại ngứa rất đành hanh, làm bao nhiêu người nghèo muốn ăn cũng sợ. Sợ ngứa đến rùng mình mà vẫn thích ăn bởi cái mùi vị thơm mùi đất đai ẩm mục của nó.

Củ Nưa ăn rất ngứa, nên sau khi thu hoạch thường được bảo quản khô trên giàn bếp để làm giống cho mùa sau. Chỉ vài vùng đất như ở các xã của huyện Quảng Điền thì củ Nưa có hương vị riêng, đặc trưng so với các loại khoai sọ trồng ở vùng khác. Bởi thế, chột nưa là phần chính để chế biến nhiều món ăn riêng của địa phương nơi đây.

Cây chột Nưa, sau khi thu hái chột, sau 3 tháng lại mọc ra chột mới, một năm thu 3 lần chột. Chột Nưa được cạo sạch vỏ, xắt phơi khô, để ráo nước, đưa lên chợ Ðông Ba bán với giá 8.000đ/kg. Nếu phơi khô hơn sẽ cao giá hơn. Chột Nưa nấu canh với cá đồng, tôm, cua là món ăn rất ngon miệng. Ngoài ra người ta còn dùng muối dưa chua, khi ăn cho thêm lá hành, lá kiệu… Người dân Quảng Thọ xa quê không thể nào quên món dưa muối chột Nưa, canh cá chột Nưa… Trong chột Nưa có tinh bột, một chất gây ngứa chưa xác định được. Trong loại chột Nưa, Amorpho-phalus Konjac K. Koch, đã nghiên cứu có tinh bột riêng, thành phần chủ yếu là Konjac-man nan hàm lượng 50%, khi thủy phân sẽ được Laevidulin, Laevidulinoza.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *